SỰ CHUYỂN ĐỔI & HÀNH TRÌNH TÁI HỘI NHẬP
CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG KIẾN TRÚC NAM BỘ
CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG KIẾN TRÚC NAM BỘ
TS.KTS. Lê Thanh Sơn
(ĐH Kiến Trúc TP. HCM)
Nguồn: Trích đăng lại từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập, 2009
[ http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/2391 ]
So với lịch sử văn hóa của dân tộc thì kiến trúc ở Nam bộ là một bộ phận còn rất mới mẻ để khẳng định những hệ giá trị văn hóa truyền thống riêng, có thể định lượng và khu biệt một cách rõ ràng. Vì vậy, việc xem xét những hệ giá trị văn hóa truyền thống và việc chuyển đổi những hệ giá trị văn hóa của kiến trúc Nam bộ vẫn chưa thể tách rời với diễn biến chung của toàn quốc trong bối cảnh giao lưu với văn hóa phương Tây và toàn cầu hóa hiện nay.
Với quan điểm như vậy, tham luận này xin trình bày mấy vấn đề như sau:
1. Giá trị văn hóa truyền thống của kiến trúc Nam bộ cần được đánh giá như thế nào;
2. Những đặc điểm của sự chuyển đổi trong kiến trúc Nam bộ từ khi xuất hiện nhân tố văn hóa phương Tây và toàn cầu hóa hiện nay;
3. Khả năng để văn hóa truyền thống tái hội nhập trong kiến trúc Việt Nam đương đại là gì.
1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA KIẾN TRÚC NAM BỘ
Giá trị văn hóa truyền thống của kiến trúc Nam bộ là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa truyền thống dân tộc. Trong hành trình tiến về phương Nam, người Việt mang theo cả những giá trị văn hóa cội nguồn vốn được hình thành trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Đến với những miền đất mới, những giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc của người Việt Bắc bộ đã có những chuyển đổi nhất định về vật liệu, kết cấu, trang trí… để thích nghi với điều kiện mới. Sự chuyển đổi mạnh mẽ và ngoạn mục nhất có thể thấy trong kiến trúc cung đình Huế thời Nhà Nguyễn. Những nguyên tắc cơ bản của kiến trúc Bắc bộ vẫn được bảo lưu bên cạnh những yếu tố mới của văn hóa Chăm pa và sự đề cao tư tưởng Nho giáo.
Khi những lưu dân Việt, Hoa, Ấn, Khơ me… đến cộng cư trên miền đất Nam bộ thì có thể thấy những dấu ấn của văn hóa truyền thống của kiến trúc Bắc bộ mờ nhạt hơn nhiều nếu so với kiến trúc truyền thống của người Hoa, Ấn Độ và Khơ me. Những nguyên nhân chính là:
Kiến trúc của vùng Nam bộ chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Khơ me như một thứ văn hóa bản địa và một tất yếu của lịch sử. Cho đến nay, ở khắp các làng xã Nam bộ, chùa Miên vẫn là một thành phần tín ngưỡng và nghệ thuật kiến trúc quan trọng.
Ở ngay tại Sài gòn cũng như Lục tỉnh, năng lực kinh tế của người Việt Nam bộ lúc bấy giờ chưa đạt đến vị thế chủ đạo như người Hoa và người Ấn. Cho đến khi người Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị của họ ở Việt Nam thì “các đề xuất của cộng đồng người Hoa được ưu đãi hơn so với các đề xuất của cộng đồng người Việt. Đỗ Hữu Phương phải mất ba năm để được phép xây dựng (với tiền quyên góp) trường nữ trung học Việt Nam (xây dựng năm 1913- 1918, nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai), trong khi từ năm 1908, trường trung học Pháp Hoa đã được xây dựng (với tiền đóng góp của người Hoa). Đến năm 1918 ở Chợ Lớn đã có 37 trường học, trong khi ở Sài Gòn chỉ có 03 trường sơ học (Tân Định, Chợ Đũi và Đa Kao). Tính đến năm 1909, ở Chợ Lớn có 07 bệnh viện hoặc trung tâm y tế (tiền cũng vẫn do người Hoa đóng góp) so với Sài Gòn chỉ có bệnh viện Chợ Quán và bệnh viện Đa Khoa (mở năm 1914). Việc chiếu sáng công cộng của Chợ Lớn cũng hoàn chỉnh hơn Sài Gòn. Tóm lại, với một ngân sách thua kém Sài Gòn, các dịch vụ, thiết bị công cộng và y tế ở Chợ Lớn hơn nhiều lần” [Francois Tainturier, Lê Quang Ninh, 1998, tr. 86]. Vị thế thấp yếu và bị chèn ép nặng nề của người Việt Nam đã không cho phép họ xây dựng những công trình công cộng lớn trong các đô thị.
Một bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của hai yếu tố nêu trên là: các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng được xây dựng ở Nam bộ trong giai đoạn trước khi có sự xâm nhập của kiến trúc phương Tây cho thấy kiến trúc Việt thuần túy còn khá khiêm nhường về cả số lượng, qui mô so với kiến trúc của người Hoa, Ấn và Khơ me.
Trong các đô thị lớn chỉ có kiến trúc nhà ở xây theo dạng căn phố do các cộng đồng cư dân người Việt - Hoa - Ấn xây dựng là chủ yếu. Các kiến trúc công cộng và qui hoạch đô thị đều do người Pháp thực hiện. Hiện tượng này phản ánh sự chèn ép về mọi mặt của thực dân Pháp đối với xứ thuộc địa, đồng thời đã phần nào nói lên âm mưu thâm độc “chia để trị”; thể hiện rõ trong chính sách được Galliéni áp dụng đại trà hồi đó.
Những khảo sát thực tế cho thấy tại Sài gòn có một hệ thống khá phong phú các đình, chùa do người Hoa, người Ấn và người Khơ me xây dựng. Sự phong phú này thể hiện ở sự rõ ràng về phong cách, to lớn về qui mô, đa dạng về thể loại. Từ 1789 – 1900 là các đình, chùa do người Hoa Minh hương xây dựng như: Đình Minh hương (1789), chùa Ông (1840), chùa Phước hải – Ngọc hoàng (1900), chùa Phước kiến (1900), chùa Bà thiên hậu… ở vùng Chợ Lớn. Ngay từ 1890 người Ấn Độ đã xây dựng đền Mariamman có qui mô to lớn ngay giữa trung tâm Sài gòn.
Hệ thống chùa Khơ me cũng được xây dựng với phong cách truyền thống rõ ràng, đặc biệt là sự hiện hữu của thể loại kiến trúc này trong khắp vùng miền Tây Nam bộ. Có thể thấy rằng, cho đến nay, khi điều kiện kỹ thuật và vật liệu xây dựng đã thay đổi rất nhiều, thế nhưng, những giá trị cơ bản của kiến trúc chùa Khơ me truyền thống vẫn được lưu truyền. Sự chuyển đổi và hội nhập chủ yếu vẫn chỉ là vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới, còn các giá trị khác vẫn được bảo tồn.
KẾT LUẬN 1:
Nói đến giá trị văn hóa truyền thống của kiến trúc Nam bộ giai đoạn trước khi xuất hiện của văn hóa phương Tây là phải nói đến tất cả những giá trị văn hóa mà cộng đồng lưu dân Việt, Hoa, Ấn, Khơ me cùng đóng góp ở trên vùng đất non trẻ này, cụ thể là những kiến trúc đã hiện diện từ 1900 trở về trước.
Trong những giá trị đó, yếu tố văn hóa truyền thống Việt, đặc biệt là kiến trúc dân gian, ngoại trừ sự thích nghi với những điều kiện sinh sống của một vùng tự nhiên sông nước, kênh rạch chằng chịt chưa có đủ điều kiện về thời gian (khoảng hơn 100 năm) và vật chất để kịp tạo nên một diện mạo riêng biệt, đặc sắc. Do đó chưa thể nói đến những giá trị đáng kể nào có thể tham gia một cách bình đẳng trong việc chuyển đổi của hệ giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn này.
Bảng 01 là thống kê các dấu ấn cơ bản của kiến trúc ở Nam bộ giai đoạn trước 1862.
HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA & KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG NAM BỘ TRƯỚC 1862
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ CHUYỂN ĐỔI TRONG KIẾN TRÚC NAM BỘ TỪ KHI XUẤT HIỆN NHÂN TỐ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Giá trị văn hóa truyền thống của kiến trúc hầu hết các nước từng trải qua thời kỳ thuộc địa hóa của Chủ nghĩa Thực dân phương Tây đều có sự biến đổi mạnh mẽ và theo những qui luật chung của giao thoa văn hóa. Theo quan điểm của chúng tôi thì đó là sự chuyển đổi từ hệ giá trị này sang một hệ giá trị khác mà yếu tố ngoại sinh lấn át yếu tố nội sinh. Hay nói cụ thể hơn thì đó là sự nhập khẩu ồ ạt của thứ kiến trúc có ưu thế cả về kỹ thuật và kinh tế, chính trị. Trong hoàn cảnh đó, yếu tố nội sinh trong kiến trúc ở các nước thuộc địa tạm thời bị lấn át. Kiến trúc Nam bộ cũng không ngoài tình trạng đó.
Tính từ 1862 – nay, có thể phân chia quá trình tiếp cận với văn hoá phương Tây của kiến trúc ở Nam bộ ra thành 3 thời kỳ lớn (Bảng 02). Đó là : Thời kỳ thuộc Pháp (1862 - 1954), Thời kỳ thuộc Mỹ (1954 - 1975), Thời kỳ hòa bình (1975 – nay). Sự phân kỳ này khác với kiến trúc ở miền Bắc, do đó có thể tìm thấy đặc trưng riêng của kiến trúc vùng Nam bộ mà Sài gòn là tiêu biểu.
SỰ CHUYỂN ĐỔI HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
& KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VN GIAI ĐOẠN 1862 – NAY
GĐ
|
CT TIÊU BIỂU
|
SỰ CHUYỂN ĐỔI
|
ĐÁNH GIÁ
|
Thời kỳ thuộc Pháp (1862 - 1954)
|
Kiến trúc do người Pháp XD
1. Dinh Norodom, 1868 – 1875
2. Nhà thờ Đức Bà, 1877 - 1880
3. Khách sạn Continental, 1879
4.Dinh Gia Long (Bảo tàng TP. HCM), 1885 -1890
5. Bưu Điện TP.HCM, 1886 -1891
6. Trụ Sở hải quan TP. HCM, 1887
7. UBND TP. HCM, 1898 – 1909
8. Nhà hát Lớn TP. HCM, 1911
9. Kho Bạc TP. HCM, 1920
|
Kiến trúc & các giá trị VH của phương Tây có ưu thế tuyệt đối để thực hiện sự chuyển đổi mang tính áp đặt.
| |
10. Viện nữ tu dòng Thánh Phao Lồ, 1862 -1864
|
Người Việt tự nguyện chuyển đổi theo hình mẫu của kiến trúc phương Tây.
|
- Các giá trị văn hóa và kiến trúc cổ điển phương Tây đã chiếm vị thế chủ đạo mặc dù các giá trị VHTT có được vận dụng.
- Xuất hiện khả năngbản địa hóa KT cổ điển phương Tây.
| |
Phong cách kiến trúc Đông Dương
11. Nhà triển lãm lúa gạo (Bảo tàng lịch sử TP.HCM), 1928 – 1929
12. Đền thờ Khổng Tử, 1926 – 1929
13. Trường Petrus Ký (Lê Hồng Phong), 1927
|
Người Pháp chủ động lồng ghép những yếu tố văn hóa & kiến trúc bản địa vào kiến trúc cổ điển phương Tây để tạo nên Phong cách kiến trúc Đông Dương.
| ||
Kiến trúc do người Việt – Hoa XD
14. Chợ Bình Tây, 1928
15. Lăng và nhà lưu niệm Trương Vĩnh Ký, 1928
16. Tòa thánh thất Cao đài Tây Ninh (1933-1947)
17. Chợ Hòa Bình
|
Cộng đồng người Việt – Hoa chủ động lồng ghép những yếu tố văn hóa & kiến trúc bản địa để tạo nên sự chuyển đổi sang một thứ kiến trúc hiện đại nhưng có tính bản địa rõ ràng hơn.
| ||
Thời kỳ thuộc Mỹ
(1954 - 1975)
|
1. Viện IDECAF (Viện trao đổi VH với Pháp)
2. Khách sạn Palace (Hữu Nghị)
3. Khách sạn Rex
4. Bệnh viện Vì dân (Thống Nhất)
5. Nhà văn hóa Thanh niên
6. Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
7. Trụ sở Imexco
8. Các chung cư Thanh Đa, Ngô Gia Tự, Nguyễn Kim
|
Vai trò của KT Hiện đại Duy công năngđược khẳng định
| |
9. Dinh Độc lập
10. Thư viện Quốc gia
11. Bệnh viện Chợ Rẫy
12. Bệnh viện Chợ Quán
13. Trường Cao đẳng kỹ thuật Vĩnh Long
14. Trường Đại học Y Dược TP. HCM
15. Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM
16. Các Ngân hàng thương mại trên đại lộ Hàm Nghi
|
Xuất hiện khả năng hiện đại hóa các giá trị văn hóa TT.
| ||
Thời kỳ hòa bình
(1975 – nay)
|
17. Đền Tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi, 1995
18. Thiền Viện Vạn Hạnh – Phú Nhuận, 1976
19. Mở rộng Chùa Một Cột
20. Nhà thờ Đa Minh, 2005
|
Khai thác VHTT theo lối “sao chép” hình thức kiến trúc cổ truyền với những kỹ thuật xây dựng mới bằng bê tông cốt thép
|
Khai thác VHTT còn thiên về hình thức, khiên cuỡng àKhả năng hiện đại hóa các giá trị văn hóa TT mờ nhạt, thiếu sức thuyết phục.
|
21. Nhà thờ Giáo xứ Tân Hòa, 1995 - 1998
22. Nhà thờ Giáo xứ Vườn Xoài, 1997-1998
23. Nhà thờ Giáo xứ Vinh Sơn, 1997 - 2000
24. Nhà Tang lễ thành phố, 2002
25. Cải tạo Khách sạn Rex
26. Cải tạo Khách sạn Đồng Khánh
|
Khai thác VHTT theo lối sao chép “đồng dạng – biến thể”;
Pha trộn kiến trúc Aâu – Á;
Khai thác motif kiến trúc Trung Hoa truyền thống trong những trang trí, cải tạo.
| ||
31. Viện Tim TP.HCM
|
Khai thác VHTT theo lối kiến trúc dân gian.
Sử dụng motif kiến trúc truyền thống của những địa phương khác nhau trong một công trình
|
Hướng khai thác có nhiều triển vọng phát triển
|
KẾT LUẬN 2:
1.Sự chuyển đổi hệ giá trị của kiến trúc ở Nam bộ diễn ra theo đúng quy luật chung của kiến trúc & văn hóa thế giới, thể hiện trong 2 qui trình chính là:
a. Trình tự giao lưu văn hóa giữa phương Tây & phương Đông: ÁP ĐẶT à ĐIỀU CHỈNHà TIẾP BIẾN.
b. Trình tự tiến hóa của trào lưu văn hóa & kiến trúc thế giới: CỔ ĐIỂN à HIỆN ĐẠI àBẢN ĐỊA HÓA, ĐỊA PHƯƠNG HÓA CÁC GIÁ TRỊ HIỆN ĐẠI.
2.Trong tiến trình chuyển đổi trên, cần ghi nhận 4 đặc điểm nổi bật là:
a. Việc thay thế hệ giá trị của kiến trúc truyền thống Nam bộ bằng hệ giá trị mới của kiến trúc phương Tây (cả cổ điển & hiện đại) là một TẤT YẾU LỊCH SỬ và là điều CÓ LỢI, THUẬN LỢI cho việc phát triển kiến trúc ở Nam bộ nói riêng, ở VIỆT NAM nói chung. KIẾN TRÚC PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG là một ví dụ quan trọng nhất.
b. Sự chuyển đổi hệ giá trị của kiến trúc ở Nam bộ đã trực tiếp tạo nên một dấu ấn riêng cho vùng đất mới này, được ghi nhận qua ngôn ngữ kiến trúc đặc trưng như: hệ thống KIẾN TRÚC CÁC THÁNH THẤT CAO ĐÀI rải rác khắp Nam bộ hiện nay, KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI NHIỆT ĐỚI HÓA.
c. Một đặc trưng thường thấy trong kiến trúc ở các xứ thuộc địa là sự thiếu rõ ràng về phong cách kiến trúc theo quan điểm chính thống. Trong các đô thị Việt Nam có nhiều công trình xây dựng không theo một phong cách kiến trúc chủ đạo nào mà là một sự hội tụ nhiều phong cách kiến trúc đa dạng từ Đông sang Tây.
d. KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI NHIỆT ĐỚI HÓA là một trong những xu hướng kiến trúc có phong thái chững chạc nhất và đã góp phần tạo nên một diện mạo trong các đô thị miền Nam Việt Nam mà sau 1975 được mệnh danh là “kiến trúc Sài Gòn” với chất liệu BTCT tô đá rửa, hệ lam che nắng đa dạng nhưng chân thực và hiệu quả.
Sự chuyển đổi (tiếp biến) đặc sắc của xu hướng kiến trúc HĐ NHIỆT ĐỚI HÓA chỉ ra cho chúng ta một hướng đi chắc chắn trong việc hình thành một ngôn ngữ kiến trúc hiện đại khắc phục những biểu hiện hình thức chủ nghĩa hoặc dân tộc nửa vời, vừa tạo nên những giá trị mới theo xu hướng BỀN VỮNG, GIÀU BẢN SẮC.
3. KHẢ NĂNG TÁI HỘI NHẬP CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Bên trên, chúng tôi đã minh họa khá đầy đủ sự chuyển đổi hệ giá trị của kiến trúc ở Nam bộ theo hướng BẢN ĐỊA và CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY và HIỆN ĐẠI HÓA và TOÀN CẦU HÓA. Theo như chiều hướng này thì dường như hệ giá trị của văn hóa & kiến trúc truyền thống ở Nam bộ đang ngày càng mất đi vị thế của nó trong kiến trúc đương đại. Vì vậy, ở phần này, chúng tôi xin trình bày thêm quan điểm về triển vọng bảo tồn & phát huy hệ giá trị của văn hóa & kiến trúc truyền thống Việt Nam trong tiến trình đổi mới & hội nhập.
Sở dĩ cần mở rộng giới hạn của vấn đề nghiên cứu là vì chúng ta đang tiến hành xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam đương đại trên phạm vi toàn quốc, trong thời đại mà thông tin và giao lưu kỹ thuật hết sức nhanh chóng,thuận tiện. Hay nói khác đi là bối cảnh của nền kiến trúc Việt Nam đương đại đã thực sự khác với những giai đoạn lịch sử trước đó.
Quan điểm đầu tiên của chúng tôi là: trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam chứa đựng rất nhiều những bài học & kinh nghiệm quí giá cho việc hình thành & phát triển của một nền kiến trúc bền vững mang phong cách thuần Việt là một thực tế cần phải tiếp cận. Xét trên quan điểm kiến trúc đang được coi là tiến bộ nhất (kiến trúc PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) thì chúng tôi gọi đó là HÀNH TRÌNH THEO HƯỚNG TÁI HỘI NHẬP của văn hóa & kiến trúc truyền thống Việt Nam vào kiến trúc của thời đại mới.
Quan điểm thứ Hai là: sự phát triển của một nền kiến trúc bền vững không chỉ bao gồm những vấn đề về năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên… mà còn gồm cả những vấn đề về môi trường văn hóa – xã hội – lịch sử mà nền kiến trúc mới cần phải kiến tạo.
Hai quan điểm trên sẽ được minh họa vắn tắt trong Bảng 03.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA
NHỮNG NHÂN TỐ - GIẢI PHÁP CỦA KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VN
VỚI QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG
Nhân tố
|
KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VN
|
KIẾN TRÚC BỀN VỮNG
| |||
Giải pháp
|
Vật liệu
|
Hiệu quả
|
Giải pháp
|
Hiệu quả
| |
HƯỚNG NHÀ
|
“lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”.
|
Đón gió mát trong mùa nóng, ấm áp nhất trong mùa lạnh
Nuôi trồng thủy sinh, tránh lụt lội, ẩm thấp
|
Chọn hướng Nam làm chủ đạo
|
Đón gió mát trong mùa nóng, ấm áp nhất trong mùa lạnh
| |
MẶT BẰNG TỔNG THỂ
|
“trước cau, sau chuối”
“trước đào ao, sau vực nền”
[nhà vườn AN HIÊN – HUẾ ]
|
Tận dụng mặt nước thiên nhiên
|
Tạo cảnh quan đẹp & môi trường vi khí hậu tốt cho con người
| ||
MẶT BẰNG NGÔI NHÀ
|
Chữ Nhất – Nhị - Tam
Nội Công, ngoại Quốc
|
Tạo điều kiện lưu thông, thông thoáng không khí dễ dàng và trực tiếp
|
Bố trí các chức năng phụ về hướng Tây
|
Tạo không gian trung gian để giảm bức xạ nhiệt
| |
Hàng hiên
|
Tạo không gian trung gian để giảm bức xạ nhiệt
|
Balcony, hành lang
| |||
Sân vườn nội
|
Tạo thông thoáng không khí dễ dàng và trực tiếp. Tạo cảnh nhân tạo & sự yêu thích thiên nhiên
|
Giếng trời, vườn treo trên các tầng nhà
|
Tạo cảm giác gần gũi & thông gió xuyên tầng cho toàn nhà. Tạo cảnh nhân tạo & sự yêu thích thiên nhiên
| ||
KẾT CẤU
|
Vì kèo gỗ
Vì vỏ cua, chồng rường, giả thủ, …
Xà, trính
Kỹ thuật ghép mộng, con xỏ
|
Gỗ các loại Tre, nứa, bương
|
Vật liệu hữu cơ, có thể tái chế hoặc phân hủy sau sử dụng
|
Hướng tới sử dụng vật liệu hữu cơ, có thể tái chế & tự phân hủy sau sử dụng
Các cấu kiện cột, đà, sàn bằng kim loại
|
Tránh việc khai thác tự nhiên quá nhiều ànguy cơ phá hủy môi trường
Là những loại vật liệu có khả năng tận dụng, sử dụng lại hoặc tái chế sau khi sử dụng, do đó hạn chế việc đưa chất thải vào môi trường.
|
Dầm mút thừa Đấu-cung
|
Tạo các không gian, cấu tạo che nắng, mưa cho ngôi nhà
|
Console
|
Tạo các không gian, cấu tạo che nắng, mưa
| ||
MÁI NHÀ
|
Mái chồng diêm, khu đĩ ở 2 đầu hồi
|
Gỗ các loại Tre, nứa, bương
Bùn đất
Ngói - lá – rơm – rạ
Ngói âm Dương
|
Tạo đối lưu không khí nóng thoát ra ngoài nhà
|
Mái chồng diêm,
Cửa sổ mái
|
Tạo đối lưu không khí nóng thoát ra ngoài nhà
|
Nhà lá mái miền TrungVN
|
Cách nhiệt & tạo đối lưu không khí trong mái nhà
|
Mái 2 lớp, vườn cỏ, hồ nước trên mái nhà
|
Cách nhiệt & tạo đối lưu không khí trong mái nhà
| ||
Mái hắt
Giàn leo
|
Che nắng, đưa vẻ đẹp của thiên nhiên vào ngôi nhà
|
Auvent
Pergola
|
Che nắng, đưa vẻ đẹp của thiên nhiên vào ngôi nhà
| ||
KẾT CẤU BAO CHE
|
Tường trình
Tường gạch nung, gạch phơi khô liên kết bằng vữa hữu cơ
|
Đất – bùn - rơm – rạ
Đá hộc
Vữa mật, vữa vôi
|
Ngăn chặn nhiệt thẩm thấu vào trong nhà mùa hè, hơi lạnh vào mùa đông
|
Tường 2 lớp (double skin)
|
Ngăn chặn nhiệt thẩm thấu vào trong nhà
|
Cửa bức bàn
Song cửa Phên, giại
Tường hoa
|
Gỗ các loại Tre, nứa, bương
Gạch hoa tường
|
Tạo đối lưu không khí trong ngoài nhà dễ dàng
|
Lam che nắng tổng hợp
|
Ngăn chặn nhiệt thẩm thấu vào trong nhà
Tạo đối lưu không khí giữa các lớp cấu tạo bề mặt ngôi nhà dễ dàng
| |
KẾT CẤU NỀN - SÀN
|
Nền đất nện hoặc lát gạch nung
Sàn gỗ ván
|
Gạch Tàu Ván gỗ
|
Tạo lưu thông không khí, cách ẩm dễ dàng
Vật liệu hữu cơ, có thể tái chế hoặc phân hủy sau sử dụng. Không làm “chết” lớp đất bên dưới nền móng
|
Khung & Sàn nhà bằng thép
|
Vật liệu có thể tái chế sau sử dụng
|
CẤU TRÚC & MÔ HÌNH
|
Ngôi nhà Mảnh sân,Giếng nước Mảnh vườn Ao cá Chuồng gia súc
|
Tất cả đều được tạo dựng từ những nhân tố tự nhiên
|
Là một chu trình sinh thái tự nhiên khép kín theo phương thức tự sản – tự tiêu
|
V – A – C
Recycle
|
VƯỜN àAO àCHUỒNG
Phế thải của quá trình sử dụng trước trở thành nguyên liệu cho quá trình sau (tái chế )
|
NĂNGLƯỢNG
|
Sân phơi
|
Sân gạch
|
Sân gạch vừa là nơi sinh hoạt, vừa là nơi thu năng lượng MT để phơi nông sản
|
Pin năng lượng gió & mặt trời
|
Hơi ấm dùng để sưởi, nước nóng, điện thắp sáng
|
Bếp
|
Rơm rạ
|
Rơm rạ để làm nhiên liệu
Hơi nóng, khói bếp để sấy khô nông sản
| |||
Chuồng gia súc
|
Chất thải gia súc
|
Chuồng trại là nơi cung cấp phân bón ruộng vườn
|
Bồn ủ khí metal (biogas)
| ||
NGÔN NGỮ – HÌNH ẢNH
|
Cột, xà, kẻ, bẩy;
Tàu đao, lá mái;
Đầu cán cân, chân quân cờ;
Thượng thu hạ thách;
|
Trong quá trình giao lưu văn hóa, kiến trúc TT VN đã xây dựng được một ngôn ngữ hình ảnh riêng biệt & đặc sắc. Nó đã đi vào tiềm thức của cọâng đồng dân tộc & trở thành một giá trị có tính bền vững
|
Xu hướng khai thác di sản kiến trúc truyền thống
|
Đã có những thành công nhất định, nhưng cũng có không ít những biểu hiện lúng túng, lệch lạc
|
Những giải pháp khai thác hệ giá trị của văn hóa & kiến trúc truyền thống Việt Nam ngày nay thường gặp là:
1 – Mô phỏng kiến trúc truyền thống bằng những vật liệu & công nghệ mới –-> XU HƯỚNG NỆ CỔ.
2 – Khai thác một số chi tiết của kiến trúc truyền thống để gắn lên một kiến trúc hiện đại - XU HƯỚNG CHIẾT TRUNG – HOÀI CỔ.
3 – Hình thành những giải pháp không gian & kiến tạo đáp ứng yêu cầu tiết giảm tiêu thụ năng lượng từ việc tiếp tục sử dụng công nghệ & vật liệu hiện đại.
4 - Khai thác những phương thức tổ chức không gian kiến trúc & đô thị từ truyền thống trong các khu dân cư, đô thị mới.
Những giải pháp kiến trúc này chỉ có thể hữu hiệu khi được vận dụng trong một số qui mô & phạm vi cụ thể. Nếu không xác định đúng đắn, việc vận dụng đó có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực. Những dẫn chứng kèm theo trong tham luận của chúng tôi là nhằm chỉ ra những điểm mạnh – yếu trong mỗi giải pháp kiến trúc nêu trên.
3.1. Xu hướng nệ cổ
Không chỉ ở VIỆT NAM, rất nhiều nền kiến trúc ở những quốc gia đang phát triển cũng đã từng thử nghiệm việc ứng dụng thiết kế kiến trúc theo nguyên tắc mô phỏng kiến trúc truyền thống bằng những vật liệu & công nghệ mới. Chúng tôi cho rằng việc mô phỏng kiến trúc truyền thống bằng những vật liệu & công nghệ mới cũng là một giải pháp đáng chú ý. Đó là:
Nhìn chung, kiến trúc Việt Nam đương đại đã có không ít những biểu hiện về sự lệch lạc này. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc kiến trúc truyền thống trở nên bị đánh giá sai lêïch.
3.2. Xu hướng chiết trung – hoài cổ
Xu hướng kiến trúc này dựa trên việc khai thác một số chi tiết của kiến trúc truyền thống để đưa vào kiến trúc hiện đại. Xu hướng này có sự tiến bộ ở chỗ không chủ trương sao chép kiến trúc truyền thống, mà chỉ nhằm gợi lại một số hình ảnh quen thuộc với mong muốn tạo ra một sự KẾT HỢP XƯA – NAY. Ơû đây có 3 nhận xét:
3. 3. Hình thành những giải pháp không gian & kiến tạo
Nhằm đáp ứng yêu cầu tiết giảm tiêu thụ năng lượng từ việc tiếp tục sử dụng công nghệ & vật liệu hiện đại là một xu hướng kiến trúc khá thịnh hành ở Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt trong những công trình do nước ngoài đầu tư.
Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống lý thuyết thiết kế kiến trúc toàn cầu đang có sự thay đổi lớn, chủ yếu hướng tới việc tiết kiệm các chi phí về năng lượng trong quá trình vận hành của kiến trúc. Những lý thuyết này đã được các tư vấn thiết kế nước ngoài ứng dụng nhanh chóng trong nhiều công trình mà họ thiết kế ở Việt Nam.
Toàn bộ vấn đề nêu trên thể hiện rằng, tuy còn khiêm tốn nhưng thị trường xây dựng ở Việt Nam những năm gần đây đã bước đầu tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Khó khăn lớn nhất còn nằm trong những vấn đề về chi phí đầu tư xây dựng ban đầu, phần còn lại thuộc về nhận thức của giới chủ đầu tư và giới KTS chưa thực sự làm chủ những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực đầy phức tạp này. Vì thế mà các cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng hiện đại có thể được xem là những loại hình kiến trúc có nhiều triển vọng nhất để áp dụng xu hướng thiết kế này.
3.4. Khai thác phương thức tổ chức không gian kiến trúc & đô thị truyền thống
Đây là một phương thức khai thác kiến trúc truyền thống hiệu quả nhất, bởi nó không biểu hiện yếu tố truyền thống trên những công trình kiến trúc cụ thể mà chủ yếu biểu hiện trong cách thức tổ chức & qui hoạch không gian. Một ví dụ rõ ràng nhất là các khu resort ven biển miền Trung. Triết lý nổi bật của phương thức khai thác này là đề cao yếu tố thiên nhiên: cây xanh – mặt nước – địa hình – bầu trời – cảnh quan bờ biển – triền cát… Nói tóm lại, trong phương thức này, thiên nhiên là nhân tố chủ đạo chứ không phải là kiến trúc.
Với các biện pháp trên, người ta vừa tận dụng được ưu thế của thiên nhiên, lại vừa tạo cho mình một thiên nhiên thứ hai dưới sự sắp đặt của bàn tay con người. Sống trong môi trường kiến trúc như vậy, con người phần nào như được trả lại với sự tự do, tự tại mà từ đó họ bước ra.
Cũng cần nhìn nhận rằng, bài học quan trọng về mối quan hệ với thiên nhiên của kiến trúc & con người trong thời kỳ Tiền công nghiệp vẫn luôn có tính thời sự với chúng ta ngày nay. Nét tổng quát để hình thành một đô thị theo quan điểm sinh thái có thể tóm lược như sau: tôn trọng địa hình địa mạo, cảnh quan thiên nhiên của khu vực xây dựng; tận dụng tối đa ưu thế và có biện pháp chủ động ngăn chặn các tác động xấu do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mang lại. Qui hoạch thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt, Sa Pa, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Nam Sài Gòn)… là những bài học điển hình cho các thành phố, khu dân cư & nghỉ dưỡng mới sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai gần.
KẾT LUẬN 3:
Cho đến nay, hệ giá trị văn hóa & kiến trúc truyền thống Việt Nam chưa thể hiện được đúng tầm vóc của mình, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa. Hệ giá trị văn hóa & kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể phát huy rất hiệu quả vị thế mới của nó trong xu hướng kiến trúc sinh thái (ecological architecture) hoặc kiến trúc bền vững (sustainable architecture). Đây là một khả năng hiện thực của kiến trúc ở Việt Nam.
Trong Bảng 03 nêu lên những tiêu chí & yêu cầu của kiến trúc sinh thái đã cho thấy tất cả các công trình kiến trúc tuân thủ tốt các nguyên tắc thiết kế thích hợp với điều kiện khí hậu – văn hóa Việt Nam đều có thể được xem là những kiến trúc sinh thái.
Trong 4 giải pháp hiện hành của kiến trúc sinh thái ở Việt Nam đã nêu trên, chúng tôi cho rằng 2 giải pháphình thành không gian – kiến tạo & khai thác những phương thức tổ chức không gian kiến trúc & đô thị truyền thống được xem là đáng khích lệ hơn cả. Bởi lẽ, các giải pháp này nếu được vận dụng đúng đắn sẽ đưa nền kiến trúc đương đại của chúng tatiến theo những chuẩn mực của kiến trúc nói chung & “kiến trúc sinh thái” nói riêng. Thật vậy, kiến trúc ở thời đại nào cũng có nhiệm vụ giải quyết trước hết những vấn đề thuộc về không gian – kiến tạo. Kiến trúc Việt Nam đương đại cần có nhiều xu hướng biểu hiện khác nhau, trong đó, việc nhấn mạnh những yêu cầu phát triển bền vững và sinh thái của kiến trúc là một đòi hỏi vừa có tính thiết thực cho cả nhận thức lý luận & thực hành thiết kế, vừa có tính truyền thống & tính bản địa.
Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập, 2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét