Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

VỀ LÝ LUẬN & PHÊ BÌNH KIẾN TRÚC Ở VIỆT NAM

H. 1 - UBND TP. HÀ NỘI




H. 2 - Trung tâm thương mại 12 Bờ hồ"HÀM CÁ MẬP"

H.3 - Phương án mặt đứng Trụ sở Bộ Tài chính - HN

H.4 - Phương án Trụ sở UBND tỉnh Daklak 

H. 5 - Phương án Khách sạn Hà Nội Vàng  
H. 6 - Tòa án Quận 5, TP. HCM 

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Kiến trúc sư, họ cũng là nghệ sĩ?


SỰ CHUYỂN ĐỔI & HÀNH TRÌNH TÁI HỘI NHẬP CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NAM BỘ

SỰ CHUYỂN ĐỔI & HÀNH TRÌNH TÁI HỘI NHẬP
CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG KIẾN TRÚC NAM BỘ

TS.KTS. Lê Thanh Sơn
(ĐH Kiến Trúc TP. HCM)
Nguồn: Trích đăng lại từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập, 2009
[ http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/2391 ]
So với lịch sử văn hóa của dân tộc thì kiến trúc ở Nam bộ là một bộ phận còn rất mới mẻ để khẳng định những hệ giá trị văn hóa truyền thống riêng, có thể định lượng và khu biệt một cách rõ ràng. Vì vậy, việc xem xét những hệ giá trị văn hóa truyền thống và việc chuyển đổi những hệ giá trị văn hóa của kiến trúc Nam bộ vẫn chưa thể tách rời với diễn biến chung của toàn quốc trong bối cảnh giao lưu với văn hóa phương Tây và toàn cầu hóa hiện nay.
Với quan điểm như vậy, tham luận này xin trình bày mấy vấn đề như sau:
1. Giá trị văn hóa truyền thống của kiến trúc Nam bộ cần được đánh giá như thế nào;
2. Những đặc điểm của sự chuyển đổi trong kiến trúc Nam bộ từ khi xuất hiện nhân tố văn hóa phương Tây và toàn cầu hóa hiện nay;
3. Khả năng để văn hóa truyền thống tái hội nhập trong kiến trúc Việt Nam đương đại là gì.

1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA KIẾN TRÚC NAM BỘ

Giá trị văn hóa truyền thống của kiến trúc Nam bộ là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa truyền thống dân tộc. Trong hành trình tiến về phương Nam, người Việt mang theo cả những giá trị văn hóa cội nguồn vốn được hình thành trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Đến với những miền đất mới, những giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc của người Việt Bắc bộ đã có những chuyển đổi nhất định về vật liệu, kết cấu, trang trí… để thích nghi với điều kiện mới. Sự chuyển đổi mạnh mẽ và ngoạn mục nhất có thể thấy trong kiến trúc cung đình Huế thời Nhà Nguyễn. Những nguyên tắc cơ bản của kiến trúc Bắc bộ vẫn được bảo lưu bên cạnh những yếu tố mới của văn hóa Chăm pa và sự đề cao tư tưởng Nho giáo.
Khi những lưu dân Việt, Hoa, Ấn, Khơ me… đến cộng cư trên miền đất Nam bộ thì có thể thấy những dấu ấn của văn hóa truyền thống của kiến trúc Bắc bộ mờ nhạt hơn nhiều nếu so với kiến trúc truyền thống của người Hoa, Ấn Độ và Khơ me. Những nguyên nhân chính là:
Kiến trúc của vùng Nam bộ chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Khơ me như một thứ văn hóa bản địa và một tất yếu của lịch sử. Cho đến nay, ở khắp các làng xã Nam bộ, chùa Miên vẫn là một thành phần tín ngưỡng và nghệ thuật kiến trúc quan trọng.

TIẾP CẬN DI SẢN KIẾN TRÚC & ĐÔ THỊ TP. HCM





Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

ĐỒ ÁN GIÀI NHÌ CUỘC THI BLUESCOPE STEEL 2008

ĐỒ ÁN GIÀI NHÌ CUỘC THI BLUESCOPE STEEL 2008



“Én Phương Nam” của 2 SV Huỳnh Văn Khang + Trần Ngọc Trúc, KT.05A2


Hình ảnh quen thuộc trên những nẻo đường xa lộ miền Nam như những hàng dừa nước, cánh đồng lúa mênh mông, đã được khéo léo tái hiện trong những cuốn kim loại khổng lồ xoắn lượn. Việc thay đổi những hình thức đơn điệu của những trạm thu phí trên xa lộ đầy tính thực dụng đã cung cấp một cái nhìn mới, giàu vẻ lãng mạn, rất phù hợp với tính chất sáng tạo của SV KT, đồng thời cũng hứa hẹn một tài năng sáng tạo kiến trúc của ngày mai. Đó là lý do chính mà BGK đã đề nghị trao giải cho phương án này.


CÁC ĐỒ ÁN DỰ THI CỦA SV KIẾN TRÚC TP. HCM

GIẢI NHẤT CUỘC THI 

BLUESCOPE STEEL AWARD 2008


NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM KHẢO VỀ CÁC ĐỒ ÁN DỰ THI  

TS. KTS. Lê Thanh Sơn
Trưởng Khoa Kiến trúc – Trưởng Ban giám khảo
Đại học Kiến trúc TP. HCM
05/ 2008
Thưa toàn thể quí bà, quí ông!

Tôi rất hân hạnh được thay mặt cho các đồng nghiệp của tôi trong BGK nhiệt liệt chúc mừng thành công chung của tất cả chúng ta, những người tham gia cuộc thi này. Đó là những người thắng giải, nhà tài trợ & Ban tổ chức cuộc thi.

Trước hết, tôi xin hân hạnh giới thiệu các đồng nghiệp của tôi trong BGK. Đó là:
·         KTS Phạm Doãn Thuật, Trưởng phòng – Giám đốc TT NCKT, Sở QH – KT TP
·         KTS. Lê Hồng Quang, Thạc sĩ, Chủ nhiệm Bộ môn Nhà ở, Khoa KT
·         KTS. Trần Đình Nam, Chủ nhiệm Bộ môn THKT, Khoa KT

Sau đây là ý kiến nhận xét về các đồ án dự thi 2008 được tài trợ bởi Bluescope Steel VN.

Trong cái nhìn tổng quát thì đây là một cuộc thi rất thành công:
·    Số lượng các đồ án dự thi là rất đáng chú ý: Có tất cả 162 phương án hợp lệ đã nộp - nhiều hơn hai lần so với kỳ thi năm 2007 (70 phương án)
·    Về chất lượng: sức sáng tạo của SV thể hiện phong phú trong tạo hình, giải pháp không gian, tính thực tiễn, tính thương mại…
·    Tất cả các giải thưởng được đề xuất đều đã có người sở hữu. Đó là những nhóm SV có tinh thần làm việc tập thể. Đó là những nhóm SV mà nỗ lực của họ đã vượt qua các phương án khác một cách ngoạn mục để hôm nay tới đích thành công. Điều này có thể nhận thấy thông qua các đồ án đang được trưng bày nơi đây. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi thì trong cuộc thi này còn có rất nhiều đồ án khác cũng xứng đáng đạt giải thưởng. Nhưng thứ hạng của mỗi cuộc thi đều đã được ấn định từ đầu và chúng ta nên hài lòng với những qui định của cuộc thi.
·    Phần lớn các đồ án trúng giải đều thỏa mãn các tiêu chí của đề thi nêu ra một cách đầy ngẫu hứng & sáng tạo. Những đồ án này đều hứa hẹn nhiều triển vọng thực thi một được khi các chủ đầu tư quan tâm. Điểm mới đầy hấp dẫn trong các cuộc thi đồ án kiến trúc của sinh viên gần đây là mong muốn nhận được sự hỗ trợ của nhà đầu tư để biến các đồ án thành hiện thực.

1.    Đồ án giải Nhất

“Bus map” của 2 Sv Nguyễn Tấn Lộc + Vũ Ngọc Hải, KT.04A3

Đây chính là nhóm SV đã đoạt giải cao nhất của Bluescope Steel Award 2007. Đồ án dự thi của các SV này trong năm nay vẫn giữ gìn được phong cách kiến trúc rất riêng của họ, đó là tính độc đáo, bất ngờ trong giải pháp cũng như hình thể kiến trúc.
Nếu như cách tiếp cận đồ án năm 2007 là sự kết hợp hài hòa các đặc tính của công nghệ & VL XD tiên tiến với nghệ thuật đan lát thủ công truyền thống, thì năm nay họ lại chọn tấm bản đồ TP. HCM hiện tại để đưa ra hình thức kiến trúc không thể lẫn lộn cho trạm xe bus trên công trường Quách Thị Trang, một địa điểm nhạy cảm cả về lịch sử và VH của TP. 
Tính phức tạp của kiến trúc - với tư cách là một nghệ thuật - đôi khi lại nằm ở trong những giải pháp  hết sức giản dị. Phương án của nhóm SV này là một trong những minh họa sinh động cho tính chất này.











Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

XU HƯỚNG KIẾN TRÚC DECONSTRUCTION LÀ GÌ ?


MUỐN TÌM HIỂU  " Xu hướng Kiến trúc Deconstruction "  CÓ THỂ THAM KHẢO MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM SV KT 2007. 

ĐƯỜNG DẪN:  http://de.slideshare.net/chinhpham98/kien-truc-giai-toa-ket-cau?qid=40d78cb0-6979-4bee-bfa5-f6b074093f9b&v=default&b=&from_search=1


Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Suy nghĩ về Quy hoạch & Xây dựng nông thôn Vương quốc Anh

Suy nghĩ về Quy hoạch & Xây dựng nông thôn Vương quốc Anh



PGS. TS. KTS Lê Thanh Sơn

Đại học Kiến trúc TP. HCM

Theo baoxaydung.com.vn




PGSTS. KTS Lê Thanh Sơn




Những vùng nông thôn có tiềm năng du lịch luôn là một lợi thế cho phát triển. Nhưng phát triển không đồng nghĩa với hiện đại hóa nóng vội. Đó là những đường lối khôn ngoan mà người Anh áp dụng không chỉ cho đất nước của chính họ mà còn là gợi ý về một mô hình phát triển bền vững hiện nay.





Kiến trúc nước ta hiện nay có nhiều nghịch cảnh rất dễ nhận biết.

Nghịch cảnh thứ Nhất là cảnh những người nông dân nghèo kéo ra thành thị để kiếm sống. Khi trở nên khấm khá, họ thường đem tiền về quê xây dựng những ngôi nhà hình ống như ở ngoài phố thị.

Nghịch cảnh thứ Hai, đáng lo ngại hơn nghịch cảnh thứ Nhất, bởi việc đô thị hóa bột phát, khi mà những người nông dân chất phác bán ruộng đất của mình để đổi lấy những món tiền “kếch sù” do một số chủ đầu tư từ thành phố đổ tiền mua đất “làm dự án”. Ban đầu họ không tránh khỏi sự ngỡ ngàng trước số tiền quá lớn đến một cách bất ngờ, để rồi chập choạng tự xây cho mình một ngôi nhà hình ống theo mẫu ở trên phố.



Dịch vụ ở nông thôn không khác ở TP là một đặc điểm ĐTH kiểu Anh

Nghịch cảnh thứ Ba là người nông dân bán đi ngôi nhà gỗ cổ truyền của cha ông để lại cho các đại gia trên phố. Tiền có được, anh em chia nhau mỗi người “lên” một ngôi nhà hình ống. Còn trong các khu đô thị mới, các đại gia tân thời cho dựng lại những ngôi nhà gỗ mua từ thôn quê trên các ô đất dự án như một thứ của để giành.

Chỉ với ba nghịch cảnh nêu trên thôi cũng đủ hình dung về “bộ mặt” của kiến trúc làng quê Việt Namtrong tương lai. Cứ đà này, chẳng còn lâu nữa, chúng ta có thể mất trắng đi những làng quê của mình. Giả sử đến lúc đó, có nhiều người sẽ giàu có hơn bây giờ và bỗng dưng nảy ra cái ý sống như “phú ông sành điệu” như một số đại gia có ăn, có học, thì việc khắc phục những hời hợt, non nớt của ngày hôm nay là không đơn giản và tiền của để làm được việc đó lại càng không nhỏ. Bởi vì, một kiến trúc nông thôn đẹp phải thật sự hòa nhịp với vẻ đẹp nhuần nhị, thuần phác của cả thôn làng Việt Nam, chứ không thể cộc lốc chỉ là một nóc nhà.





Mạng lưới đường xá ở nông thôn Anh quốc

Những suy nghĩ này đưa chúng tôi trở lại những miền nông thôn hiện thời ở Vương quốc Anh xa xôi, vốn được coi là cái nôi của cách mạng công nghiệp của nhân loại, để tìm những bài học cấp thiết thông qua một sự so sánh.
Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu từ nước Anh năm 1784 đã đưa đất nước này lên vị thế hàng đầu những quốc gia phát triển. Thế nhưng, đến nước Anh ngày nay, hình ảnh của những nhà máy có ống khói cao ngút trời như đã lìa xa vào dĩ vãng. Thay vào đó là hình ảnh một đất nước trong lành và ngăn nắp. Trong lành là vì sự sạch sẽ của môi trường sống từ trong nhà cho đến mọi nẻo đường đất nước. Ngăn nắp là vì mọi thứ đều như được sắp đặt vào đúng vị trí của nó, đều được chăm sóc tỉ mỉ bởi ý thức của con người về việc giữ gìn cho hôm nay và những thế hệ tương lai một môi trường sống không những hoàn hảo, thẩm mỹ mà còn đậm đà ký ức về bản sắc dân tộc, về quá khứ và lịch sử đất nước.



Nhà vườn đặc trưng Anh quốc

Xin gửi tới bạn đọc Việt Namnhững ấn tượng sâu đậm nhất mà chúng tôi từng ghi nhận được qua quan sát thực tế ở những miền nông thôn của nước Anh hôm nay.

1. Ở châu Âu nói chung, ở Vương quốc Anh nói riêng, phương tiện giao thông công cộng nổi bật nhất cho các vùng nông thôn là xe bus (ở thành phố, thị trấn); coach (xe điện - tương tự như xe tốc hành hay xe đò ở Việt Nam); và cuối cùng là tàu lửa (train). Xe hơi cá nhân là loại phương tiện phổ biến mà mỗi gia đình đều có. Từ thực tế này, các nhà ga trung chuyển và các cấp đường bộ được kết nối thành một hệ thống liên hoàn, chặt chẽ. Có nghĩa là mỗi nhà ga xe lửa đều kết nối khăng khít với những phương tiện giao thông khác và ngược lại. Kết quả là việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng trở nên hết sức thuận tiện và đương nhiên được mọi tầng lớp dân chúng ủng hộ.



Nhà gỗ cổ là một báu vật của các TP

Bên cạnh đó, hệ thống đường bộ cũng được kết nối đến từng ngôi nhà để mọi người có thể lái xe đến các tuyến giao thông chính của địa phương và quốc gia.
Điểm rất đặc sắc là mỗi một trạm dừng của coach thường chỉ được đánh dấu bằng một biển báo, còn tất cả các nhà, trạm, ban bệ quản lý cồng kềnh, tốn kém... như hình dung thông thường của chúng ta đều không hiện hữu. Chi phí đầu tư cũng vì vậy mà giảm đáng kể.
Phải nói rằng chính hệ thống giao thông hoàn chỉnh, hợp lý và rất tiết kiệm này đã đưa thành thị về tới thôn quê và ngược lại. Sự tiết kiệm ở một nước nghèo thì dễ hiểu hơn ở một nước giàu. Hay nói khác đi, cái gì cần thiết thì sẽ được đầu tư và đầu tư tối đa; cái gì không thực chất thì chính quyền và các doanh nghiệp nước Anh không chi một xu.
Trong quá trình đô thị hóa nông thôn, mạng lưới giao thông vi mô (cấp độ thôn, làng, cụm nhà ở...) là quan trọng nhất. Vì vậy, không thể tùy tiện xóa bỏ những lối đi bé nhỏ, ngoằn ngoèo, vốn là một nét đặc sắc của không gian làng quê xưa, để thay bằng những con đường trải nhựa thẳng tắp như trong phố thị. Những con đường quanh co với những cây cổ thụ, những khóm đá có tự ngàn đời phải được tuyệt đối giữ gìn. Vì đó chính là những hình dạng, đường nét, hình khối chỉ có ở những địa điểm rất xác định, không hề lặp lại ở những địa điểm khác. Cho nên, để thực hiện tốt việc này, mỗi một thôn làng cần phải có một nhạc trưởng để hướng dẫn việc làm đường sá, cầu cống sao cho có thể giữ được nét đặc trưng cho thôn làng của mình. “Nhạc trưởng” này chính là luật lệ rõ ràng và ý thức thượng tôn pháp luật của người dân.
Chất lượng của mạng lưới đường xá trong mỗi thôn làng có thể được nâng cấp bằng những vật liệu mới, thậm chí được tráng nhựa, nhưng hình dạng và đặc điểm riêng của nó thì không được thay đổi. Mạng lưới thông tin liên lạc sẽ được cung cấp đồng bộ với việc nâng cấp của mạng lưới đường sá.
Bên trên vừa nói tới mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn nước Anh, nhưng thực chất là cũng là nói tới điều kiện tiên quyết để giữ gìn cảnh quan nơi thôn dã. Dọc những con đường làng ngoằn ngoèo, bé nhỏ là những ngôi nhà xinh xắn bên trong bờ tường thấp phủ rêu xanh cổ kính. Để có được hình dung tốt nhất về một làng quê thì những vật liệu xây dựng mới và việc xây dựng những hình thức kiến trúc xa lạ cần hết sức hạn chế. Từ những người thường dân cho đến giới trí thức ở châu Âu và ở nước Anh đều rất có ý thức tôn thờ vẻ đẹp do thời gian đem lại. Trong góc nhìn này, hai vấn đề tưởng như trái ngược lại bên nhau êm đềm tồn tại, đó là: sự cũ kỹ, lâu đời và sự sạch sẽ, vệ sinh. Một công trình kiến trúc, một cảnh quan làng quê tuy cổ xưa nhưng sạch sẽ, ngăn nắp, tinh khiết thường đem lại cảm giác về sự thanh cao.
Bên trong mỗi ngôi nhà, hầu hết đồ dùng bằng gỗ có tuổi thọ vài trăm năm vẫn luôn được ưa dùng và được đánh giá cao hơn hẳn so với đồ đạc tân thời làm bằng kim loại hay bằng nhựa. Mọi người đều rất thích thú, tự hào về những món đồ “cũ kỹ, thô kệch” đó. Nó là thứ không thể thiếu được ở một quán bar trong nhà hay trên vỉa hè.

2. Ra khỏi một thành phố lớn của nước Anh, chúng ta lập tức bắt gặp những cánh đồng cỏ xanh mướt, bất tận và một khung cảnh nông thôn cổ xưa như trong truyện cổ tích. Có thể nói, cách thức quy hoạch cho những không gian này như cố tình gìm lại dòng chảy của thời gian để lưu lại cho con người hiện đại những khung cảnh của ba, bốn trăm năm về trước. Ngoài một hệ thống giao thông tuyệt vời, hoàn chỉnh, len lỏi đến từng nóc nhà cổ kính, gần như không thể thấy được bóng dáng của công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa được khởi đầu từ cách đây đã hơn 200 năm. Tuy nhiên, các tiện ích dịch vụ công cộng luôn được phân bố đầy đủ để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày của mọi tầng lớp dân chúng. Đó là các trạm bưu điện, cửa hàng tạp hóa nhỏ và vừa, các siêu thị mini của hệ thống bách hóa Tesco mà giá cả thống nhất trên toàn quốc.
Đáng chú ý nhất là tuy những thôn dân sống ở xa thành phố nhưng không hề có cảm giác bị “lạc hậu” so với thành thị. Vì phương tiện giao thông hàng ngày của họ là ô tô cá nhân, xe bus, xe lửa... Nơi đâu cũng có internet, cable truyền hình, điện thoại; các cuộc mua sắm lớn đều thực hiện ở siêu thị, và phương thức thanh toán thông dụng đều thông qua thẻ tín dụng.

Người sống ở thôn quê cũng đã từ lâu quen với việc sử dụng các máy ATM hiện diện khắp nơi, họ không giữ tiền mặt ở nhà mà gửi trong ngân hàng. Ở khắp mọi nơi trên nước Anh, ngân hàng, siêu thị, công sở, trường học... mới là các kiến trúc phổ biến chứ không phải nhà máy nhả khói lên trời.

Đề cập đến những vấn đề trên, chúng tôi muốn mô tả cái lối sống hiện đại ở nông thôn nước Anh hiện nay về thực chất không còn khoảng cách biệt “đáng lo ngại” giữa nông thôn và thành thị. Phải chăng việc xóa bỏ sự cách biệt này cũng chính là mục tiêu mà đất nước ta đang phấn đấu. Chúng tôi cho rằng chính nhờ việc rút ngắn khoảng cách này sẽ giúp cho làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị sẽ thuyên giảm theo nguyên tắc “ly nông bất ly hương” - một khẩu hiệu rất có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách kinh tế quốc gia và quy hoạch không gian.

3. Đến thăm các làng quê của nước Anh ngày nay, người ta khó lòng nhìn thấy một kiến trúc hiện đại với vật liệu bê tông cốt thép và nhôm, kính. Đâu đâu cũng là những mái nhà lợp ngói hoặc rơm rạ phủ dày (cottage), cửa sổ nhỏ với những mảng tường dày bằng gạch hoặc sa thạch (sandstone) được gọt đẽo bằng tay từ vài trăm năm trước.
Với một lối sống ở trình độ “đô thị hóa” cao như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng từ bao giờ và tại sao chính phủ Vương quốc Anh nói riêng và các quốc gia châu Âu nói chung lại vạch ra một chính sách hợp lý như thế cho cả đô thị và nông thôn của họ.
Nếu không có một chính sách rõ ràng và kịp thời giữ gìn từng ngôi nhà cổ từ cách đây cả mấy trăm năm, thì việc xây dựng mới theo phương thức “đô thị hóa bột phát” tràn lan chắc chắn sẽ là một cơn lũ quét sạch dấu tích của thời gian, của lịch sử và cao hơn nữa là của ký ức. Một khi các ngôi nhà cổ và khung cảnh hồn nhiên của những chốn thôn dã kia đã bị “phân lô hóa”, đường xá bị “bàn cờ hóa”... thì nếu có muốn hồi phục, phục dựng rõ ràng là sẽ tốn kém vô kể để ngắm nhìn, để cảm nhận cái chất “thôn dã giả tạo” và nhiều lắm thì cũng chỉ để phục dịch cho cái dịch vụ “du lịch rẻ tiền” mà thôi.
Một vấn đề then chốt là chính sách đó rất được quần chúng ủng hộ và chấp hành triệt để. Đây là một vấn đề mang tính hai mặt: người dân rất có ý thức tự giác chấp hành và chính quyền có một hệ thống luật lệ chặt chẽ, hợp tình, hợp lý. Nhìn lại tình hình quản lý trật tự quy hoạch - xây dựng ở nông thôn Việt Namtrong những năm gần đây, chúng ta càng thấy rõ khoảng cách này với những quốc gia tiên tiến.




Nhà ga là những đầu mối GT quan trọng kết nối các vùng miền

Có thể chắc chắn rằng một địa danh nổi tiếng chính là nhờ vào việc ở đấy đang tồn tại một di tích cổ (ancient monument). Khách hành hương, du lịch thường tìm đến những địa danh đó để thưởng lãm và sự thành công trong khai thác các di tích đó không thể bỏ qua vai trò chủ đạo của hệ thống chính quyền và các cơ quan chức năng (bảo tồn, du lịch, văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật...). Vì nếu các cơ quan chức năng này không tham gia một vào việc hình thành các biện pháp khai thác các khu di tích đó một cách hữu hiệu thì dân chúng không thể tự động đảm trách được. Trong lĩnh vực này, Chính phủ Anh đã rất có “tinh thần trách nhiệm” đối với di sản văn hóa của đất nước họ.
Cách làm này có 2 mặt: Bảo tồn được di tích bằng chính tiền do nó tạo ra; nhưng con người luôn là chủ nhân của mọi quá trình khai thác và thu lợi được từ chính di tích.


Hình ảnh làng nông thôn Woodstock Oxfort – Anh

Họ đã rất có ý thức trong việc giữ gìn một môi trường sống thôn dã như những gì nó từng có từ 400 - 500 năm về trước. Môi trường đó ngày nay tuy đã được hiện đại hóa tối đa (điện, nước, truyền hình cable, điện thoại, internet tốc độ cao, hệ thống các dịch vụ tiêu dùng, các siêu thị mini, trạm xe bus công cộng...) nhưng sắc thái thôn dã, cái vỏ xưa cũ của vật liệu truyền thống trên từng ngôi nhà, con đường làng quanh co, uốn lượn vẫn như đưa ta trực tiếp trở về với quá khứ. Nói tóm lại, nông thôn không bị cuốn trôi theo tiến trình ĐTH, mà là một hình ảnh hoàn hảo, hoàn thiện hơn của truyền thống. Cách làm này cho ta thấy dường như trong quá khứ, cha anh của họ đã xây dựng nên những môi trường sống thôn quê cùng với tất cả các sản phẩm của nền văn minh đương đại, chỉ trừ có việc bê tông cốt thép hóa kiến trúc.

NHỮNG VẤN ĐỀ THEN CHỐT TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHỮNG VẤN ĐỀ THEN CHỐT TRONG VIỆC

THỰC HIỆN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Lê Thanh Sơn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH